Tìm hiểu truyền thuyết con Nghê – Linh vật thuần Việt

còn được dùng để trang trí trong các ngôi đình cổ ở Việt Nam. Nghê được chạm trên xà ngang từ cột ra để đỡ xà dọc ở mái ngoài,

Con Nghê với những hình ảnh rất giống với con kỳ lân Trung Quốc. Đó là con vật không có sừng, mình không lớn,, chân ngắn và thường có móng vuốt, nó không có vảy ở thân, đầu, mình và đuôi thường có lông che phủ. Với hình dáng nhỏ nhắn này phần nào cũng thể hiện được nét tinh nghịch và vui tươi. Nghê là hình ảnh được dùng để trang trí nhiều ở Việt Nam.

Con Nghê Việt Nam

Trong đời sống của người dân Việt, hai con thú được coi như những người bạn thân thiết, gần gũi và quan trọng nhất thời bấy giờ là con trâu và con chó. Trâu để cày ruộng, giúp sản xuất lúa gạo, chó để giữ nhà, phòng kẻ gian và thú dữ

Trong đời sống thực tế có chó giữ nhà, còn đời sống tâm linh thì sao? Ông cha ta cũng cần một linh vật để chống lại các tà ma ác quỷ nữa chứ? Và từ đó hình ảnh con Chó Đá đã được dựng lên.

Chó đá

Ở các làng quên miền Bắc Việt Nam, trước cổng làng nào cũng vậy, bao giờ cũng có một con chó đá để bảo vệ cả làng, trước cổng đình, cổng nhà, ngoài cửa nhà bao giờ cũng có chó đá ngồi trước canh giữ cho gia chủ.

Chó đá canh nhà

Những con chó đá này hình dạng cũng có nhiều sự thay đổi, chó đá cao khoảng từ nửa thước tới một thước, nó thường là những tảng đá được khắc đẽo rõ ràng và oai vệ, nhưng có khi nó chỉ đơn giản là một khối đá đặt nghiêng theo dáng một con chó đang ở thế ngồi canh giữ.

Khối đá hình dạng giống chó đang ngồi canh nhà

Chó Đá cũng được bày trước điện thờ, hay bàn thờ của những nhà giàu có, ở các đình chùa, đền miếu. Chó đá được khắc đẽo với những chi tiết rất oai vệ, đầu chó, mặt chó đầy những nét oai nghiêm. Chó Đá từ đó cũng hóa linh vật. Vì linh thiêng như thế, nên nó được gọi là con Nghê.

Con Nghê còn được dùng để trang trí trong các ngôi đình cổ ở Việt Nam. Nghê được chạm trên xà ngang từ cột ra để đỡ xà dọc ở mái ngoài, hay được đặt trên “đầu đao” (sống mái chạy từ đỉnh nóc nhà xuống, cong lên như hình cây đại đao (1 loại mã tấu) nên gọi là đầu đao.

Vậy con Nghê là một linh vật thuần Việt được sáng tạo để bảo vệ đời sống tâm linh của người Việt…

Tuy nhiên, con chó đối với người Việt vẫn chưa được thiêng hóa đến mức có thể coi là linh vật để được khắc họa trên các trụ biểu, đầu đao hay trấn giữ cổng chùa, đền, miếu…
Vẫn còn đâu đó những danh xưng có phần miệt thị và bạc bẽo tồn tại trong dân gian dành cho con chó, đồ con chó, đồ chó… v.v…

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *